PTI HCM: Hơn 800 đại diện từ các doanh nghiệp đã tham dự hội thảo do PTI và PBS tổ chức
Ngày 11/6/2022, hội thảo: “Diễn đàn kinh tế và doanh nghiệp 2022: Thích ứng và tự chủ” đã được Tổ chức Giáo dục Đào tạo PTI và PBS, báo Công lý xã hội cùng các đơn vị thân hữu tổ chức thành công. Chương trình thu hút gần 800 khách mời là đại diện các doanh nghiệp tại Tp.HCM và các tỉnh lân cận.
Nhà báo Nguyễn Hoàng Phương – Cố vấn trưởng – Giảng viên cao cấp Tổ chức Giáo dục Đào tạo PTI khai mạc chương trình.
Ban tổ chức đã tri ân các doanh nghiệp đồng hành và góp phần tạo nên thành công của hội thảo.
- Công Ty TNHH Máy Tính Khóa Vàng- Đơn vị tài trợ Kim cương
- Công ty TNHH DV Thiết kế thời trang Hoàng Vy - Đơn vị tài trợ Vàng.
- Tập thể lớp CEO 77- Đơn vị tài trợ Vàng.
- Công ty CP Tập đoàn Hydrogen Mall Ok – Đơn vị tài trợ Vàng.
- Công ty CP đầu tư và phát triển Eco Green – Đơn vị tài trợ Bạc.
- Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – Đơn vị tài trợ Bạc
- Công ty CP Đầu tư và Phát triển TMDV Wine Luxury DaDa – Đơn vị tài trợ Bạc.
- Công ty CP Giáo dục và du học quốc tế DREAMLAND – Đơn vị tài trợ Bạc.
- Công ty CP dịch vụ bảo vệ Trường Thịnh - Đơn vị tài trợ Bạc.
- Công ty CP Luvi Food - Đơn vị tài trợ Bạc.
- Công ty TNHH Phát triển thương mại Thùy Trang - Đơn vị tài trợ Bạc.
- Công ty CP Công nghệ GETFLY Việt Nam – Đơn vị tài trợ Đồng.
- Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank) – Đơn vị tài trợ Đồng.
- Công ty CP dược liệu công nghệ cao Tây Nguyên – Đơn vị tài trợ Bạc.
- Công ty TNHH TLAND Tân Cảng - Đơn vị tài trợ Đồng.
- Công ty TNHH SIAM CITY CEMENT (VIETNAM) - Đơn vị tài trợ Đồng.
Vinh danh các đơn vị tài trợ
Theo ông Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, năm 2022 nền kinh tế Việt Nam ghi nhận những “cú sốc” trong thị trường chứng khoán vào đầu năm. Tuy nhiên, theo vị chuyên gia này, với những động thái nhằm hạn chế sự lũng đoạn thị trường của Chính phủ, nhà đầu tư được khôi phục niềm tin, dòng tiền đi ra thị trường trôi chảy hơn, thì thời gian tới chứng khoán sẽ không có những biến động bất thường và tiêu cực như vừa rồi.
Ông Trần Đình Thiên - Nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam.
Tiến sĩ Võ Trí Thành – nguyên phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế Trung ương nhìn nhận: “Có 3 từ quan trọng nhất đối với Việt Nam: ổn định, đặc biệt là ổn định tài chính, tăng cường khả năng chống chịu; thứ hai là phục hồi; thứ ba là phát triển bền vững. Chúng ta biết là Việt Nam đã trải qua gần 2 năm rưỡi đại dịch. Và có thể nói rất nhiều nước thực thi chính sách tài khóa tiền tệ chưa có trong tiền lệ cả về quy mô, cách thức, diện bao phủ, cách làm. Và điều đó làm giảm thiểu tác động tiêu cực của đại dịch, nhưng mặt khác để lại nhiều hệ lụy cho phát triển quy mô thị trường tài chính như bất động sản, thị trường chứng khoán”.
Ông Võ Trí Thành - Nguyên phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế TW
Ông Choi Bong Sik – nguyên Tổng giám đốc LG Cable Việt Nam – nguyên Chủ tịch Hiệp hội Hàn Quốc tại Việt Nam – Trưởng ban cố vấn Hiệp hội các doanh nghiệp Hàn quốc vừa và nhỏ tại Việt Nam – Chủ tịch công ty Big Wave tại Việt Nam cho biết: “Giá trị chung của doanh nghiệp bao gồm: hoạch định chiến lược, cơ cấu tổ chức, các thành viên có kỹ năng quản lý trong doanh nghiệp, công nghệ lõi. Đồng thời, việc quản lý chiến lược bao gồm nhiều yếu tố như kế toán tài chính, kế toán quản trị, quản lý chi phí, tất cả mọi quyết định phải đồng nhất với việc xây dựng doanh nghiệp. Và việc xây dựng sự đồng thuận giữa ban lãnh đạo và nhân viên trong doanh nghiệp với tinh thần làm chủ”.
Ông Choi Bong Sik – nguyên Tổng giám đốc LG Cable Việt Nam
Ông Phạm Đình Đoàn mang đến những đúc kết bí quyết thành công cho doanh nghiệp nằm trong “5 chữ H”. Chữ H đầu tiên là “Hướng”. Từ trên xuống dưới, toàn bộ nhân sự công ty phải hiểu doanh nghiệp sẽ phát triển như thế nào, định hướng phát triển ra sao. Chữ H thứ 2 là “Human” – nhân sự. Chữ H tiếp theo là “Hệ - Hệ thống”. Theo ông Đoàn, phải quản lý bằng hệ thống, doanh nghiệp mới phát triển bền vững.
Ông Phạm Đình Đoàn - Chủ tịch tập đoàn Phú Thái
Trong phần tổng kết hội thảo, chuyên gia Nguyễn Tất Thịnh đã chia sẻ mô hình thành công của doanh nghiệp, đó là phát triển với 3 chân kiềng: Công nghệ - Tổ chức – Tài chính. Trong đó, ông đặc biệt nhấn mạnh về yếu tố công nghệ, mà trong đó chuyển đổi số là lĩnh vực mà tất cả các doanh nghiệp đều chú trọng.
Chuyên gia Nguyễn Tất Thịnh - CT HĐGH Tổ chức Giáo dục Đào tạo PTI
Cũng tại chương trình Ông Triệu Văn Dương - Chủ tịch - Tổng giám đốc Tổ chức Giáo dục Đào tạo PTI đã gửi lời cảm ơn hội đồng chuyên gia, các giảng viên, học viên – doanh nhân và các đơn vị tài trợ. Ông cũng chia sẻ về VNDN: Văn hóa DN tồn tại hàng trăm năm và nhất là ở Nhật Bản, các DNVN chưa quan tâm nhiều đến văn hóa doanh nghiệp. Đa phần các doanh nghiệp được mở ra dựa trên kỹ năng kinh nghiệm với mục tiêu ban đầu là hiệu quả lợi nhuận. Các DNVN đã bắt đầu làm quen với VHDN như ở Viettel, FPT, Thế giới di động… VNDN được đào tạo nhiều trong các trường đại học, tổ chức và PTI cũng vậy. PTI khi thành lập đã quan tâm và xây dựng VHDN, triết lý kinh doanh gắn liền với lĩnh vực giáo dục, gắn liền với hội đồng giảng viên và người xây dựng VNDN cho PTI, thổi hồn và VNDN của PTI chính là chuyên gia Nguyễn Tất Thịnh. PTI may mắn hơn nhiều DN nhỏ và vừa khác là PTI có hội đồng chuyên gia. Sau 10 năm nhiều học viên tự hào khi đã học tại PTI, trong các chương trình của các anh chị có sự kết nối dễ dàng nhanh chóng. Đối với nhân viên của PTI, nhiều nhân sự tự hào khi được làm việc tại PTI. VNDN ăn vào trong sâu thẳm từng người từ nhân viên, hội đồng chuyên gia và khách hàng.
Ông Triệu Văn Dương - Chủ tịch - Tổng giám đốc Tổ chức Giáo dục Đào tạo PTI
Một số hình ảnh khác tại hội thảo:
Các thành viên PTI trong ban tổ chức